Tổng quan về găng tay chống cắt

Vết cắt, trầy xước và đâm thủng là những chấn thương xảy ra nơi làm việc phổ biến, đặc biệt là trong ngành công nghiệp may mặc, sản xuất chế biến gỗ và thực phẩm. Nhưng bạn có biết các loại tai nạn này chiếm mất gần 30% thời gian và năng suất làm việc, trong đó gần như 80% các thương tích liên quan đến tay người lao động? Việc quan trọng là sao để bảo vệ bản thân và nhân viên của bạn với găng tay chống cắt để duy trì công việc một cách hiệu quả giúp nâng cao năng suất để duy trì tăng trưởng. Nhưng làm thế nào để lựa chọn một loại găng tay chống cắt phù hợp, hiệu quả với công việc?

NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT TRƯỚC KHI MUA GĂNG TAY CHỐNG CẮT

Khi suy nghĩ về việc lựa chọn một loại găng tay chống cắt cho doanh nghiệp của bạn, việc đầu tiên bạn cần phải hiểu về khái niệm chống cắt. Chống cắt là một tính năng của cấu trúc vật liệu và độ dầy của găng tay chống cắt. Do đó trọng lượng vật liệu của găng tay (OZ/Yard­­­­­2) càng nặng thì chống cắt càng tốt.

Nếu điều này đúng bạn sẽ mua loại găng tay chống cắt cấp độ cao nhất trên thị trường cho nhân viên của bạn sử dụng đúng không? Câu trả lời là KHÔNG. Các vấn đề chống cắt nằm ở môi trường làm việc và nhân viên của bạn. Môi trường làm việc có nặng hay không, găng tay của bạn có thoải mái và linh hoạt khi sử dụng không? Nếu không đạt một trong những yêu cầu trên nhân viên của bạn có thể không mang găng tay chống cắt khi làm việc, thậm chí họ biết việc đó có thể nguy gây nguy hiểm.


XÁC ĐỊNH CÁC CẤP ĐỘ CHỐNG CẮT

Có rất nhiều loại sợi được sử dụng và kết hợp với nhau để đáp ứng yêu cầu của các cấp độ khác nhau của găng tay chống cắt. Mỗi môi trường làm việc có nhu cầu bảo vệ khác nhau, quyết định bạn nên mua loại găng tay chống cắt nào tốt nhất cho doanh nghiệp của bạn. Cho dù bạn đang cắt vải, cắt gỗ, cắt rau quả bình thường hay hay cắt những lát thị dày thì găng tay bạn chọn cho doanh nghiệp phải đảm bảo là màn ngăn duy nhất ngăn chặn khả năng gây tổn thương nghiêm trọng cho tay.

Vật liệu dùng để làm găng tay chống cắt được xác định bởi 4 yếu tố: độ bền, độ cứng, độ bôi trơn và hành động cán. Loại sợi nào có hơn một trong bốn yếu tố trên sẽ có khả năng chống cắt cao hơn loại sợi chỉ có một yếu tố. Để kiểm tra mức độ chống cắt của găng tay, nhà sản xuất thường tuân theo các tiêu chuẩn của cơ quan kiểm tra được gọi là Viện Tiêu Chuẩn Quốc Gia Hoa Kỳ (ANSI). ANSI sử dụng đơn vị khối lượng Grams để đo khả năng chống cắt của vật liệu theo vật liệu chuẩn. Một cấp độ chống cắt theo tiêu chuẩn ANSI được xác định bởi số trọng lượng cần thiết để tạo một đường cắt 25mm xuyên qua vật liệu. Có năm cấp độ chống cắt, cấp 5 là cấp chống cắt cao nhất. Dưới đây là bảng mô tả năm cấp độ chống cắt hỗ trợ bạn khi mua găng tay chống cắt.


Cấp độ chống cắt THEO TIÊU CHUẨN AnsiTrọng lượng để cắt được vật liệu (grams)
0< 200
1≥ 200
2≥ 500
3≥ 1000
4≥ 1500
5≥ 3500

CÁC LOẠI VẬT LIỆU CHỐNG CẮT

Theo bảng trên thì mức độ càng cao thì khả năng chống cắt càng cao. Có nhiều loại găng tay chống cắt được làm từ nhiều loại vật liệu khác nhau, đáp ứng đầy đủ các cấp độ của tiêu chuẩn ANSI. Chúng tôi cung cấp nhiều loại găng tay chống cắt ở tất cả các cấp độ với màu sắc và kích thước khác nhau.

GĂNG TAY CHỐNG CẮT DẠNG LƯỚI KIM LOẠI

Luới kim loại bao gồm những vòng thép không gỉ đan cài vào nhau và cung cấp khả năng chống cắt và đâm thủng tiên tiến nhất. Hầu hết các loại găng tay chống cắt lưới kim loại đều đạt cấp độ 5 của tiêu chuẩn ANSI với khả năng chống cắt tối đa.

Lưu ý là chỉ có găng tay chống cắt 100% lưới kim loại mới có khả năng chống đâm thủng. Các loại vật liệu khác chỉ chống cắt không chống đâm thủng.

- Được sử dụng rộng rãi trong các ngành công nghiệp có các công cụ sắc bén nhất như may mặc, chế biến gỗ và thực phẩm.

- Với thiết kế sử dụng được cho cả hai bàn tay (lộn lại khi dùng cho bàn tay khác).

- Dễ vệ sinh (dùng nước ấm ngâm khoảng 5 phút).

- Làm tăng độ bền vì sử dụng 100% thép không gỉ và vòng đai vải cố định.

- Găng tay này lý tưởng cho cắt gỗ, vải, thịt và gia cầm.


LÀM THẾ NÀO ĐỂ CHỌN GĂNG TAY CHỐNG CẮT PHÙ HỢP?

Tất cả bắt đầu bằng việc nghiên cứu!

1. Đánh giá môi trường làm việc của bạn

- Các chấn thương có xảy ra thường xuyên hay không?

- Các chấn thương này xảy ra khi nào, ở đâu?

- Các chấn thương xảy ra như thế nào? Do dao kéo nhỏ, dao kéo lớn hay máy móc?

- Bạn đang sử dụng găng tay chống cắt ở cấp độ nào và bạn có thường xuyên mang chúng hay không? Nếu không, có phải do găng tay của bạn kém linh hoạt hoặc không thoải mái không?

2. Xác định giải pháp

- Liệu một chiếc găng tay thoải mái hơn có giúp nhân viên của bạn đeo găng tay thường xuyên hơn không?

- Tôi có cần găng tay chống cắt ở cấp độ cao hơn ở một môi trường làm việc nặng hơn không?

- Tôi có cần một loại găng tay có thêm chức năng chống ẩm, chịu nhiệt ngoài chức năng chống cắt hay không?

Tùy thuộc vào nhu cầu của bạn, lựa chọn tốt nhất là xác định loại găng tay bạn tin là phù hợp nhất với môi trường làm việc của bạn và thử nghiệm nó. Với nhiều loại găng tay có màu sắc, kích thước, kiểu dáng khác nhau chắc chắn bạn sẽ chọn được loại phù hợp với công việc của mình.

Tin Liên Quan